Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2011

Tìm lại nơi bán món chả bì chiên của 'dĩ vãng' .

Nhắc đến chả bì, có lẽ sẽ nhiều người thuộc thế hệ 7X và 8X đời đầu chợt nhớ lại một thuở "hàn vi" xa xưa của mình. Đó là cái thời mà họ còn cắp sách tới trường, mỗi buổi tan học, chưa chịu về nhà nhà ngay, cứ nấn ná lại trước cổng trường để được xà vào một quán nước nào đó, bỏ ra 500-1000 đồng, mua mấy chiếc chả bì be bé, dẹt dẹt hình chữ nhật. Dù không phải cao lương mĩ vị, cũng chẳng đủ "no căng rốn" nhưng quả thật, chả bì từng là món ăn rất thịnh hành, là đặc sản hoặc chí ít cũng là thứ làm vơi bớt đi nỗi thèm thuồng của lũ học sinh "đói khổ" ngày xưa sau những tiết học miệt mài. Tôi cũng nằm trong số đó, từng có thật nhiều kí ức tuổi thơ gắn liền với món ăn dân dã này. Thi thoảng chúng tôi ngồi cùng nhau, tào lao dăm ba câu chuyện, nếu ai đó nhắc đến chả bì là cả hội lại nhao nhao. Đứa thì thốt lên: "Ôi ngày xưa sao mà trẻ con khổ thế?", đứa lại xuýt xoa: "Nhắc đến thèm quá! Lúc này mà có mấy cái chả bì chấm tương ớt thì ngo

Ngon lạ phở khô Gia Lai giữa Sài Gòn .

Khác hoàn toàn với những loại phở thông thường, phở khô rất đặc biệt, sợi nhỏ, săn, hơi dai, nhờ vậy mà khi trộn đều lên dễ thấm gia vị mà không bị nát. Phở khô hay còn gọi là phở "hai tô” là một món ăn rất đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nói chung và người Gia Lai nói riêng. Phở "hai tô" gồm một tô phở khô và một bát nước dùng có thịt bò trong nước. Phở khô rất đặc biệt, khác hoàn toàn với những loại phở thông thường, sợi phở nhỏ, săn và hơi dai, nhờ vậy mà khi trộn đều lên rất dễ thấm gia vị mà không bị nát. Thịt bò ở đây được thái mỏng, trần thật nhanh qua nước lèo rồi cho vào bát nước dùng. Ngoài ra, kết hợp với loại thịt bò mềm mượt, sắc màu tươi rói, khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thịt trên ngay đầu lưỡi. Còn thịt nạc heo băm nhuyễn được phủ đều lên bát bánh phở đã trần cùng hành phi thơm phức. Rau ăn chung với phở khô là xà lách, cần, giá trụng và rau quế. Hương vị của phở khô khác hẳn với phở xào, áp chảo. Nước dùng đi kèm tuy không trong veo như

Mới lạ bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh tại Hà Nội .

Món ăn này thơm ngon trước tiên là nhờ loại bánh tráng được làm rất cầu kì, công phu và đặc biệt phải phơi trong hơi sương của mảnh đất Tây Ninh. Không quá xa lạ với miền Đông Nam bộ, tôi từng có thời gian dài sinh sống và làm việc ở đây, cũng như đã thưởng thức rất nhiều đặc sản của Tây Ninh, trong đó có món bánh tráng Trảng Bàng. Chính vì thế, tôi rất tò mò muốn thử để biết xem có đúng hương vị Tây Ninh đã về Hà Nội thật không. Nhìn vào mâm đựng món bánh tráng Trảng Bàng, nhiều người thắc mắc "Sao đơn giản thế sao, chỉ thấy rau củ là nhiều". Chỉ gồm bánh tráng, thịt heo luộc, rau, bún, nước chấm và đĩa quả, củ ăn kèm, món ăn rất dân giã thể hiện đúng chất ẩm thực của người Nam Bộ. Món này muốn ngon trước tiên phải đúng là bánh tráng phơi sương của Tây Ninh, được làm rất cầu kì, công phu. Bánh có màu trắng đục của gạo, dù không cần nhúng thêm nước cũng đã đủ độ mềm, dai. Bánh tráng phơi sương đặc biệt tới mức bạn chỉ cần quấn không rồi chấm nước mắm pha chế the

Cay nồng càng ghẹ nướng muối ớt .

Dĩa càng ghẹ đỏ lừ như dĩa ớt nướng. Phải gạt lớp ớt xuống, mới hiện ra những chiếc càng ghẹ khá to, đỏ không kém. Rồi cứ hít hà cắn, hít hà ăn, hít hà uống nước vì cay. Là một quán lề đường nhưng thực đơn tại hải sản Oanh rất phong phú. Những món đặc sắc nơi đây là các món nướng muối ớt như ốc hương, sò huyết, sò điệp… nhưng ngon nhất phải kể đến càng ghẹ nướng muối ớt. Phải gạt bớt lớp ớt đỏ mới thấy những chiếc càng ghẹ khá to, đỏ lừ. Đĩa càng ghẹ bưng ra chỉ thấy một màu đỏ lừ của như thể đây là món ớt nướng. Song khi gạt bớt lớp ớt đỏ ấy đi mới từ từ xuất hiện những chiếc càng ghẹ khá to và chắc. Cầm một lên, bóc phần vỏ bên ngoài, sẽ lộ ra miếng thịt ghẹ trắng tinh, chắc nụi, đưa lên miệng để thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị ngon ngọt mà thơm lừng. Những miếng đầu tiên, theo thói quen, khách thường chấm vào chén muối tiêu dọn kèm. Đến miếng thứ hai, chuyển sang chấm muối ớt trong đĩa để cảm nhận một lần nữa vị ngon của món hải sản này khi kết hợp với độ cay, thơm

Thưởng thức chả cá trong không gian thiền tại Lão Ngư .

Không phải là món ăn xa lạ nhưng một lần thưởng thức chả cá tại Lão Ngư sẽ đem lại giây phút ấm áp, nhất là trong những ngày thời tiết âm u như thế này. Nằm trên con phố Thái Hà, Lão ngư Chả cá có phần khiêm nhường, nhưng đến nơi đây, nhất là trong thời điểm rét mướt như thế này, bạn sẽ luôn cảm thấy thật bình yên, ấm áp. Được biết chủ quán không chỉ từng là đầu bếp kinh nghiệm lâu năm tại nhà hàng, khách sạn, anh còn là một người khá am hiểu về đạo Phật, đi theo hướng tu theo kiểu Thiền, lấy Đạo làm lẽ sống. Có vì thế mà ở đây treo khá nhiều những bức thư pháp với nét bút đơn giản song mang ý nghĩa về nhân sinh quan con người, rất thú vị cho thực khách thả hồn đọc trong khi chờ đợi món ăn. Chả cá là một món đặc sản đã trở thành cốt hồn cốt túy của ẩm thực Hà thành. Cách chế biến cũng như nguyên liệu không cầu kì, rất đơn giản, gồm cá, thì là, hành hoa, ăn kèm với bún, mắm tôm, lạc rang, bánh đa và húng láng, hành chẻ. Nói về chả cá, chuẩn nhất vẫn là cá lăng, nhưng ngày