Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2014

Cho ngày Xuân rực rỡ

"Tết... Tết ... Tết... Tết... đến rồi, Tết đến trong tim mọi người...". Còn vài ngày nữa thôi các bạn nhỉ, vài ngày nữa là Tết đến thật rồi. Bao nhiêu dự định, bao nhiêu kế hoạch háo hức a, đi chơi này, đến thăm người thân bạn bè này, Tết là gặp mặt, là tụ hội, là xả hơi... vậy các bạn đã có chuẩn bị gì chưa? Mặc gì cho trở nên xinh xắn đáng yêu trong ngày đầu xuân năm mới đây? May Boutique và Vignette sẽ mách nhỏ bạn vài gợi ý trang phục cho ngày xuân thêm rộn ràng. Và hãy xem, cô nàng Huyền Lê của chúng ta biến hoá như thế nào trong những hot items của May và Vignette các tình yêu nhé.   Chất liệu dạ vẫn là sự lựa chọn sáng suốt và an toàn nhất trong những ngày Xuân lạnh các tình yêu nhỉ, vừa ấm áp, vừa thời trang dễ kết hợp lại muôn phần cá tính nữa chứ.   Các bạn có thể kết hợp blazer dạ với nhiều loại trang phục bên trong, nó sẽ trở nên điệu đà với đầm, cá tính với Jean hay thật phong cách với len và tregging.   Bạn xem, cô nàng Huyền Lê xinh xắn

Những món ăn 'cấm kị' ngày Tết

Ngoài một số món ăn "kém may mắn" vào ngày Tết theo quan niệm cha ông như thịt chó, cá mè, thịt vịt, xôi trắng... bạn cũng cần lựa chọn, phối hợp các món để tránh bị 'anh Tào' ghé thăm. Không chỉ kiêng cho lửa, nước do quan niệm cho đi may mắn; tránh nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!", kiêng làm vỡ bát đĩa, cãi vã; quét nhà... ngày Tết, người xưa còn đặc biệt coi trọng đến việc ăn gì, ăn như thế nào trong "3 ngày Tết, 7 ngày Xuân". Ở mỗi vùng miền những quan niệm có phần khác nhau. Tuy nhiên, những kiêng cử này tựu trung đều ước vọng một cuộc sống sung túc, may mắn cho cả năm. Trứng vịt lộn, thịt chó, thịt vịt, cá mè, tôm... là những món "kiêng cữ" trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó, cá mè... trong ngày Tết và cả tháng đầu năm vì họ quan niệm ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ rất đen, kém may mắn. Người dân miền

Những điều kiêng kị trong Tết của người miền Bắc

Bạn có biết  những phong tục tập quán ,  những kiêng kỵ của người miền Bắc  trong ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam không? Những điều kiêng kị ấy là: Người miền Bắc có nhiều điều kiêng kị trong dịp năm mới. Ảnh minh hoạ Kiêng đổ rác Trước Tết, nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ nhà cửa để trong ba ngày đầu tiên của năm mới, cây chổi quét nhà không được động đến. Theo quan niệm, quét nhà là quét hết vận đỏ và lộc năm mới đi. Vì thế sẽ không ai quét nhà vào 3 ngày đầu năm. Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà. Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa. Rắc vôi bột ở 4 góc vườn Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột

Tiễn "ông Táo về trời"

(Soha.vn) - Từ sáng hôm nay, không ít người dân Hà Nội đã làm lễ để tiễn ông Táo về trời với mâm cỗ mặn và nghi lễ thả cả chép xuống các sông, hồ... Có thể thấy rằng, tục thả cá chép chầu trời là phong tục truyền thống và dường như đã trở thành nét đẹp trong văn hóa người Việt từ nhiều năm qua. Còn một ngày nữa mới đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch – ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Nhưng ngay từ hôm nay, nhiều gia đình đã chuẩn bị làm mâm cỗ mặn, vàng mã, mua cá chép, hương hoa về làm lễ tiễn Táo quân. Có thể dễ dàng nhận ra điều này khi ở có mặt ở  Hồ Gươm, Hồ Bảy Mẫu, cầu Long Biên,  Cầu Thăng Long … đâu đâu cũng bắt gặp cảnh người dân thả cá với ngụ ý “cá hóa long”, tức cá vượt vũ môn tiễn các Táo lên thiên đình. Nhiều gia đình đã cúng lễ trong ngày hôm nay và mang cá chép ra hồ để thả. Không khó để gặp cảnh người dân thả cá chầu trời tại c ác sông, hồ ở Thủ đô  trong chiều nay.   Mỗi người lại có những cách thức thả cá khác nhau.

Tết quê của ngày xưa ơi!

Hơn bao giờ hết những người con xa xứ cứ mong ngóng ngày về. Nhìn thấy nhà nhà sắm sửa, người người chăm chút từng cành mai, nhánh cúc. Lòng lại thêm thôi thúc hơn, như ai đó có câu thơ: "Đốt lòng ta khách phương xa ngày về. Ăn một cái tết cùng quê". Một mùa xuân nữa lại về, cứ thế lòng thêm chút rộn ràng, chút bâng khuâng khó tả. Điều đó có lẽ không chỉ riêng tôi, tin chắc với một ai đó cũng thế. Đến cả đất trời cũng luôn ban tặng cho mùa Xuân những đặc ân hơn hết trong bốn mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông. Với mùa Xuân, vạn vật cỏ cây như xôn xao, náo nức hơn. Sắc lá thêm xanh, sắc hoa thêm thắm. Chim chóc đâu đó cũng líu ríu rủ nhau gọi bầy. Hơn bao giờ hết những người con xa xứ cứ mong ngóng ngày về. Nhìn thấy nhà nhà sắm sửa, người người chăm chút từng cành Mai, nhánh Cúc. Lòng lại thêm thôi thúc hơn, như ai đó có câu thơ :"Đốt lòng ta khách phương xa ngày về. Ăn một cái tết cùng quê." Có lẽ tâm trạng đó dành cho những ai đã và đang xa quê. Có thể những bạn trẻ đi

Những đôi tay mưu sinh trong rét buốt ngày cận Tết

Sáng nay, nhiệt độ tại Hà Nội xuống dưới 10 độ C nhưng những người rửa xe, cọ chén bát thuê, vớt rác trên sông, tưới cây... vẫn phải xắn tay làm việc chuẩn bị đón xuân. Những ngày qua, nhiệt độ miền Bắc xuống thấp. Tại thủ đô, không khí lạnh cũng tăng cường khiến việc sinh hoạt của người dân khá khó khăn. Trong ảnh là một người thợ mộc tay trần làm việc trên đường Phùng Hưng (Hà Đông). Anh cố gắng hoàn thiện sản phẩm khách đã đặt hàng cho xong trước Tết. Gần đó, người thợ khác tên Cường không phải làm việc ngoài trời, được ở trong nhà tránh gió lạnh nhưng anh bị khó thở vì làn hơi phun ra từ chiếc bình sơn vecni. Anh hắt hơi liên hồi. Người thợ sơn này may mắn không phải dùng tay trần làm việc. Chị Thu (ảnh) cho biết, đang vào thời điểm giáp Tết, chị cố gắng kiếm ít tiền để mang về quê. Trên sông Tô Lịch, một trong những công nhân môi trường đô thị đang làm sạch dòng sông bằng cách dùng tay vớt rác thải. "Đây là công việc lao động chân tay, phải làm thì mới