Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

Mike Tyson và tuổi thơ trong căn nhà bệnh hoạn

Phần tự truyện dưới đây được trích ra từ cuốn "Mike Tyson - Sự thật trần trụi", kể về cuộc sống của tay đấm huyền thoại lúc nhỏ. Mike Tyson cắn Evander Holyfield: Không chỉ mất một vành tai  /  Những điều ít biết về vụ Mike Tyson cắn tai Holyfield Cuộc đời của tay đấm Mike Tyson Khu phố đầu đời của tôi là Bed-Stuy, Brooklyn. Ngày ấy nó còn là một khu lao động đàng hoàng, ai cũng biết mặt nhau. Cuộc sống trôi qua cũng bình thường, nhưng chưa bao giờ bình lặng. Thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần, nhà tôi thành sòng Vegas thu nhỏ. Mẹ mở một sới bạc và rủ đám chị em bạn bè về nhà chơi, sai ông bồ Eddie đi mua rượu, và họ pha loãng ra rồi bán theo ly. Kẻ thắng thì trích ra một ít bỏ vào hũ, gọi là tiền xâu. Mẹ cũng hay nấu ít cánh gà. Anh tôi nhớ ngày ấy không chỉ có gái điếm mà còn có ma cô, thám tử. Cả đám giang hồ tề tựu ở đó. Tuổi thơ dữ dội trong một gia đình phức tạp với mẹ Lorna Smith góp phần hun đúc nên tính cách hoang dã, bạo lực và bệnh hoạn của M

Mike Tyson và trận thua sấp mặt ở Nhật Bản vì thác loạn

Đang ở đỉnh cao của tài năng và danh vọng, Mike Tyson thua Buster Douglas trong trận đánh gây choáng váng giới quyền Anh năm 1990.  Vào tháng Chín, tôi không còn muốn đánh đấm nữa. Giữa tháng Mười, ban bệ chuyển đến Edmonton để chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo. Nhưng tôi không tập, tôi chỉ ngủ với gái và thậm chí còn không muốn rời khỏi phòng. Tôi nhờ bạn thảy gái vào cho mình, không hề quan tâm em ấy có đẹp không, em ấy tên gì. Khi xong việc, em ấy rời đi để cho một em khác vào... thay ca. Rồi tôi nói Don tìm cách hoãn trận đánh lại. Chúng tôi lấy cớ là tôi bị viêm phế quản. Chúng tôi hủy một trận đánh vào ngày 26/10 và bay trở lại Vegas. Don tìm ra một bác sĩ để chứng nhận tôi bị viêm màng phổi. Viêm màng phổi là bệnh chó gì nhỉ? Hoa liễu thì họa may tôi còn sợ. Don bắt đầu tìm một đối thủ dễ hơn cho tôi. Lão quyết định sẽ mang tôi sang Nhật Bản vào tháng Một để đấu với Buster Douglas mà lão nghĩ là dễ xơi. Rồi lão gút luôn một trận khác với người của Evander Holyfield, dự ki
Đối với đàn ông, việc mang theo quá nhiều những nỗi đau từ tuổi trẻ đến một ngày sẽ cầm chân họ lại. Khi đó người ta sẽ hành xử theo xu hướng chạy trốn những nổ i sợ của bản thân. Tuy nhiên, có những nỗi đau cực kỳ đáng để mang theo mãi mãi. Mất một công việc dạy họ về việc bản thân mình chưa đủ chuyên nghiệp. Mất một người bạn không chỉ là bài học chết người về việc nhìn rõ đâu là thù; đâu mới thực sự là bạn. Mất mát về những mối quan hệ chỉ cho mỗi người về định mức khuây khoả mà hai bên luôn phải tôn trọng. Mất một người đàn bà, là nỗi đau về việc bản thân chưa đủ để được có một nửa còn lại. Sự thật trên đời là con người nhớ những nỗi đau nhiều hơn hạnh phúc. Thế nên tất cả hạnh phúc qua đi đến một ngày rồi sẽ nguôi ngoai, còn đau đớn lại là bài học bạn mang theo (có thể là) cả đời. Miễn rằng bài học ấy khiến bạn làm mọi thứ tốt lên, biết cách cân bằng mọi thứ, biết làm, biết yêu, biết sống thì nó là có ý nghĩa. Đến một lúc, mỗi người rồi cũng sẽ phải đối mặt với nỗi sợ
Ngày em làm đám cưới Anh đến dự được không? Ngày vui, anh không tới Chắc em sẽ đau lòng. Anh hứa không quậy phá Làm em xấu hổ đâu Muốn thấy em hạnh phúc Dải voan trắng cài đầu. Em mặc màu váy trắng Chắc đẹp đến lung linh Giây phút thiêng liêng đó Anh ao ước được nhìn. Nếu em thấy không tiện Anh sẽ đứng từ xa Rồi tiến vào hôn lễ Cười, dắt em về nhà. Thế nào em, được chứ Sao tròn mắt nhìn anh Cưới em, anh đến nhé Thiếu chủ rể sao đành. -Lai Ka-