Cứ đến thời điểm này trong năm khi lá vàng rụng, ngày ngắn hơn, thời tiết cũng trở nên lạnh hơn là động vật khắp nơi lại bắt đầu chuyến du hành của mình. Không chỉ có loài chim mới có khái niệm di trú đâu nhé! Rất nhiều động vật có vú và cả côn trùng cũng di trú luôn đấy.
Mùa thu hàng năm, loài bướm Hoàng Gia sống ở phía đông dãy núi Rocky di trú đến núi Sierra Madre ở Mexico. Bướm Hoàng Gia di dời đến khu vực có thời tiết ấm hơn ở California. Chúng có thể bay đến gần 5.000km dặm trên chặng đường di trú và thường trở nên “béo tốt” hơn vì trong hành trình chúng thường dừng lại để hút mật hoa.
Đầu mùa thu, cá voi lưng gù “di quân” từ phía nam Alaska tới Mexico, Nhật bản và Hawaii. Hành trình 5.600km của chúng kéo dài từ 4 cho đến 8 tuần.
Tên tiếng Hawaii của cá voi lưng gù là Kohola, chúng thường có thói quen sinh sản trước khi quay trở về Alaska kiếm thức ăn.
Nhạn biển bắc cực di chuyển 70.000km mỗi năm – khoảng cách 2 chiều từ Bắc Cực tới Nam Cực. Nhạn biển có lẽ là loài động vật sở hữu hành trình di trú dài hơi nhất đấy!
Lợn biển thường di trú khi nhiệt độ nước xuống dưới mức 21 độ C. Chúng thường bơi xa về phía bắc tới Virginia. Số lượng lợn biển trong năm qua đã tăng lên kha khá do các chương trình bảo tồn được phát huy tối đa.
Tuần lộc Bắc Mỹ di trú vào khoảng giữa mùa hè và mùa đông tới những nơi có khí hậu ấm áp hơn để tìm thức ăn. Quãng đường di trú của chúng ở tầm giữa 160km đến gần 5.000km. Bầy càng đông thì chúng càng đi xa hơn. Số lượng tuần lộc tại Alaska là xấp xỉ 123.000 con.
Ngỗng là một trong những loài động vật di trú đặc trưng nhất. Ngỗng Canada "phủ sóng" từ Bắc Mỹ, Châu Âu và ở một số nước Châu Á. Vào giữa tháng 9 và tháng 11, các đàn ngỗng thường bay theo hình chữ V trên bầu trời để tới một nơi ấm áp hơn. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, đã có ghi nhận về những con ngỗng chỉ ở nguyên tại một địa điểm, không có di trú, di cư gì hết cả!! Nguyên nhân ở đây có lẽ là do có sự tác động của con người. Ở một số nơi người ta thường "tiện tay" cho ngỗng ăn uống rất đầy đủ khi đi du lịch qua các vùng tập trung nhiều ngỗng, vì thế nên có vẻ các chú ngỗng này được no nê rồi thì tội gì phải bay tới bay lui cho mệt nhỉ?
Nhận xét
Đăng nhận xét