Ngày 10 tháng 01 năm 2002, Bộ Quốc *ng đã ký quyết định thành lập Lữ đoàn 162 – đơn vị tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất của Quân chủng Hải quân. Cho đến nay, chỉ sau hơn 10 năm thành lập, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân đã có những bước trưởng thành vượt bậc với những chiếc tàu chiến hiện đại đáp ứng mục tiêu xây dựng Lữ đoàn tàu hiện đại, tiên tiến của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về những tàu chiến hiện đang có mặt biên chế của Lữ đoàn tại quân cảng Cam Ranh trong đó có một trong hai hộ vệ hạm tên lửa hiện đại nhất Hải quân Việt Nam – Đinh Tiên Hoàng.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500 và tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng của Lữ đoàn 162 neo đậu tại quân cảng Cam Ranh.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Được lắp ráp tại Việt Nam từ năm 1999 với kỹ thuật của Nga, tàu tên lửa cao tốc BPS-500 có chiều dài 62 m, tải trọng 517 tấn, được trang bị động cơ diesel MTU cho phép tàu có thể đạt tốc độ 35 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 1650 dặm ở tốc độ 14 hải lý.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Ban đầu, Việt Nam lên kế hoạch đóng 10 tàu loại này nhưng cuối cùng, chỉ một chiếc, mang số hiệu HQ-381 được hoàn thành.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 675x900px. |
Vũ khí trên tàu bao gồm: 8 tên lửa đối hạm Kh-35 Uran, 1 khẩu 76,2 mm/59cal DP, 1 khẩu pháo 30 mm và 2 khẩu súng máy 12,7 mm….. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa đối hạm Uran và hệ thống radar của tàu tên lửa tốc độ cao BPS-500.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Pháo 30 mm và hệ thống radar của tàu tên lửa cao tốc BPS-500
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Cận cảnh hệ thống radar của tàu tên lửa cao tốc BPS-500.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Cận cảnh tổ hợp tên lửa chống tàu Uran của tàu tên lửa cao tốc BPS-500.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Lữ đoàn 162, Vùng 4 hải quân khi mới thành lập được trang bị các tàu tên lửa, tàu tuần tiễu tên lửa và các tàu phục vụ như HQ-950, HQ-936, HQ-631. Năm 2006, Lữ đoàn được trang bị tàu thế hệ mới hơn và năm 2011 tàu hộ vệ tên lửa (Gepard 3.9) đã có mặt sẵn sàng làm nhiệm vụ ở đơn vị.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên chính thức được biên chế vào Lữ đoàn 162 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đóng tại Cam Ranh vào tháng 3 tháng 2011 và được đặt tên theo người anh hùng đã bình định 12 sứ quân để lên ngôi vua – Đinh Tiên Hoàng.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Cập cảng Cam Ranh ngày 5 tháng 3 năm2011, hộ vệ hạm tên lửa Đinh Tiên Hoàng Projekt 11661E Gepard 3.9 do nhà máy đóng tàu Gorky ở Zelenodolsk của Nga đóng theo hợp đồng đã ký kết với Hải quân Việt Nam vào tháng 12 năm 2006.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Đinh Tiên Hoàng là chiến hạm đầu tiên được khởi đóng từ ngày 10 tháng 7 năm 2007. Chiến hạm được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, mặt nước và chống ngầm.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Với khả năng tàng hình, Hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng có thể tiến hành các hoạt động tuần liễu, hộ tống và tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng có lượng giãn nước toàn phần khoảng 2.100 tấn, dài 102 m, trang bị động cơ Diesel CONDOG đơn trục cho phép tàu có thể đạt tốc độ 21 hải lý và tầm hoạt động lên đến 20.000 dặm ở tốc độ 10 hải lý.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Qua quá trình cải tiến, tàu đã đạt được vận tốc vượt chỉ số vận tốc khi thiết kế (27 hải lý thay vì 18 hải lý).
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Vũ khí súng, pháo và tên lửa của hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng bao gồm: Tổ hợp tên lửa đối hạm Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 dàn phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E bao gồm 8 ống phóng…
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Để chống ngầm, hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng được lắp đặt 2 ngư lôi 533mm, 1 rocket phản lực RBU-6000 và trạm thủy âm loại MGK-335…… Tàu có thể mang theo một máy bay trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.
Click vào đây để xem kích thước thật của hình 900x675px. |
Hình ảnh cận cảnh hệ thống radar của hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng. Hệ thống radar này sẽ phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển từ xa để đưa ra cảnh báo, đồng thời cung cấp các tham số cho các hệ thống vũ khí của chiến hạm để tiêu diệt mục tiêu.
Nguồn: Vietyo
Nhận xét
Đăng nhận xét