Chuyển đến nội dung chính

Thử thách "đổ xô nước đá" không chỉ đơn thuần là một trào lưu

Sự thật đằng sau trò chơi thử thách "Đổ xô nước đá" có chút hài hước, vui nhộn là cả một nghĩa cử cao đẹp, nhằm gây quỹ cho để giúp đỡ cho những bệnh nhân ALS, thêm vào đó là góp phần tận diệt căn bệnh quái ác này, hiện nay ALS vẫn không có thuốc trị, vô phương cứu chữa.

Mấy ngày vừa qua, nhiều người không khỏi bất ngờ bởi một cơn sốt mang tên Ice Bucket Challenge hay còn gọi là Thử thách xô nước đá. Trào lưu này lan truyền một cách chóng mặt trên các trang mạng xã hội, khi mà “người người, nhà nhà” cùng dội nước đá lên đầu rồi quay hình lại sau đó thách đấu người kế tiếp. Từ Mark Zuckerberg (CEO Facebook), Bill Gates cho đến siêu sao bóng đá C.Ronaldo hay các ngôi sao lớn trong làng giải trí thế giới đều đã chấp nhận thử thách.



Từ Mark Zuckerberg (CEO Facebook) cho đến Bill Gates đều đã chấp nhận thử thách


Nhiều người cảm thấy kì lạ, không hiểu tại sao một trò chơi có vẻ “củ chuối” như vậy lại lan truyền và thu hút nhiều người đến thế. Một số cá nhân còn cho đây là phong trào “ăn theo” rồi còn cho đây là một thử thách vớ vẩn, khi nhiều người chưa có dịp tìm hiểu câu chuyện đằng sau…
Trào lưu được bắt đầu từ Pete Frates - cầu thủ bóng chày đến từ đội tuyển của trường ĐH Boston. Anh là một trong số các bệnh nhân mắc phải căn bệnh chưa có thuốc chữa trị mang tên ALS.
Sau khi thực hiện xong thử thách đổ xô nước đá lên đầu, anh này gửi lời thách đấu đến 3 người khác. Những người được thách đấu có 2 lựa chọn: một là quyên góp một khoản tiền góp vào quỹ hoặc hai là đổ xô nước lạnh lên đầu và sau đó kêu gọi tiếp 3 người khác chấp nhận thử thách này. Còn chẳng hạn như tại Mỹ, người bị thách đấu, nếu họ chấp nhận thử thách thì chỉ đóng góp 10 USD, còn nếu như không thì sẽ đóng góp 100 USD quyên góp vào quỹ.
Tất cả số tiền được quyên góp vào quỹ dành cho bệnh nhân mắc bệnh ALS. Nhiều thông tin cho biết tới thời điểm này quỹ đã quyên góp được hơn 40 triệu USD nhờ cơn sốt toàn cầu Ice Bucket Challenge.
Vậy căn bệnh ALS là gì? Và nó nguy hiểm như thế nào?
ALS là một căn bệnh làm giảm chức năng vận động của tế bào thần kinh, thậm chí gây tê liệt, căn bệnh hết sức nguy hiểm hiện vẫn chưa có cách chữa trị và tổ chức ALS là đơn vị nghiên cứu về bệnh này.


Như vậy, ALS có nghĩa là quá trình biến đổi bất thường trong cơ thể, khi cơ bắp không còn được nuôi dưỡng và chết đi. Đây là một trong những căn bệnh kì lạ nhưng vô cùng nguy hiểm mà con người từng ghi nhận sự tồn tại. Song, mức độ nguy hiểm của căn bệnh quái ác này vẫn thật sự chưa được nhiều người biết đến.


Chúng ta biết rằng, cơ thể có nhiều loại neuron thần kinh đảm nhận những chức năng khác nhau. Có loại tham gia trong quá trình vận động của não, có loại ảnh hưởng tới các phản ứng không điều kiện của cơ thể (cảm giác nóng, lạnh, đói)… 
Đối tượng tấn công của ALS là hệ thống thần kinh vận động, tức là các neuron phụ trách hoạt động và sức mạnh của các cơ bắp.



ALS khiến cho các tế bào thần kinh vận động nói trên không truyền được tín hiệu tới các cơ bắp như chân, tay, ngực…
Khi tế bào cơ không nhận được xung động tín hiệu của não và tủy, chúng mất dần sức mạnh. Theo thời gian, cơ teo dần và cuối cùng là chết hoàn toàn. Thời điểm cơ bắp không còn hoạt động, bệnh nhân cũng vô phương cứu chữa.


Chân dung một bệnh nhân ALS chỉ sau một thời gian ngắn mắc bệnh
ALS không phải bệnh truyền nhiễm và rất khó dự đoán sớm vì cho tới nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được khẳng định chính xác. 
Mặt khác, có tới 90% người mắc bệnh này một cách ngẫu nhiên, chỉ có 10% các trường hợp được ghi nhận là do ảnh hưởng gene di truyền của gia đình. 


Đặc biệt, ALS tấn công mà không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Tất cả mọi người, từ già tới trẻ, nam hay nữ, béo hay gầy… đều có nguy cơ mắc bệnh mà không hề biết trước.


ALS còn có tên khác là bệnh Lou Gehrig, được đặt theo huyền thoại bóng chày Mỹ, Lou Gehrig - người được mệnh danh là “Người sắt” khi còn thi đấu. Ông được xem là một trong những người đầu tiên được chẩn đoán phát hiện mắc căn bệnh này.


Nhà vật lý Stephen Hawking cũng là một nạn nhân của ALS.
Những triệu chứng ban đầu của ALS thường xuất hiện ở chân, cánh tay, cổ họng hay phần ngực trên. Người mắc bệnh này ban đầu thường hay bị ngã mà không hiểu lý do vì sao, khả năng điều khiển tay yếu dần và khó nuốt khi ăn.


Bệnh phát triển với tốc độ rất cao và phá hoại cơ thể người bệnh. Khi mắc ALS, bệnh nhân nhanh chóng không còn khả năng đi bộ, cầm, nắm bằng tay, mắt khép hoặc mở rất khẽ vì cơ ở bộ phận này đã yếu đi.




Trong giai đoạn cuối cùng, người bệnh thậm chí sẽ bị nghẹn hay tắc thức ăn ở phổi do cơ nuốt không còn khả năng vận động.


Thông thường, người mắc ALS chỉ sống được thêm từ 3 - 5 năm kể từ khi được chẩn đoán. Cho tới nay, chưa có một phương thuốc đặc trị nào giúp chữa lành hoàn toàn căn bệnh này.
Qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia y tế chỉ tìm ra được một chất có tên Riluzole với tác dụng cải thiện và kéo dài sự sống cho người bệnh song cũng chỉ là tạm thời.
Theo các bác sĩ và các nhà khoa học, điều đáng sợ nhất của căn bệnh ALS là nó tấn công một cách âm thầm và bất ngờ, rất khó có thể chẩn đoán và phòng ngừa. Lời khuyên của các chuyên gia là chúng ta hãy năng vận động, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, nhất là các môn như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, aerobic… để hạn chế tối đa sự tấn công của căn bệnh quái ác ALS.


Nếu bạn đã xem qua cuốn tiểu thuyết cũng như bộ phim “Một lít nước mắt” thì sẽ hiểu được phần nào nỗi đau khủng khiếp của những nạn nhân mắc bệnh. Bởi vì sự tàn phá cơ thể của bệnh ALS khá giống với căn bệnh thoái hóa tiểu não mà cô bé Aya Ikauchi mắc phải.


Sở dĩ người sáng lập ra Ice Bucket Challenge để quyên góp cho bệnh nhân ALS cũng vì thử thách này cũng có một số điểm tương đồng với căn bệnh, dội một xô đá lạnh từ đầu xuống tới chân khiến cho người chơi cảm nhận được cái lạnh rét buốt, tê cứng cả cơ thể. Cảm giác đó cũng tương tự như những người mắc bệnh, chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào đó nỗi đau của những bệnh nhân ALS.


Mặc cho cơ thể run lên cầm cập vì lạnh, tận sâu trái tim của những người chấp nhận thử thách chân chính vẫn cảm thấy ấm áp khi họ đã truyền đi thông điệp: "Hãy hành động thiết thực để giúp đỡ những người không may bị bệnh ASL, và hơn hết là góp phần tận diệt căn bệnh quái ác này."

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xem trực thăng “Cá sấu” mới nhất của Nga phô diễn tại Rostov-on-Don

(Soha.vn) - Hai chiếc trực thăng tấn công Ka-52 mới nhất của Không quân Nga đã có dịp được “phô diễn” trong quá trình thử nghiệm tại Rostov-on-Don. Ngày 28/02/2013, hai trực thăng tấn công “Cá sấu Ka-52” số hiệu 45 đỏ và 55 đỏ đã được đưa tới thành phố Rostov-on-Don (Nga) bằng vận tải cơ An-22. Sau khi được lắp ráp bởi Công ty Rostvertol, cả hai trực thăng đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm để kiểm tra khả năng vận hành. Hai trực thăng tấn công Ka-52 nói trên nằm trong lô 16 chiếc mà Không quân Nga nhận được từ Công ty hàng không Progress mang tên Sazykin ở thành phố Arsenev, vùng Primorie. 16 chiếc trực thăng này (mang số hiệu từ 41 đến 56 đỏ) sẽ được chuyển giao cho Căn cứ không quân số 393 Sevastopol, ở Krasnodar. Trực thăng Ka-52 số hiệu 45 bay thử nghiệm tại Rostov-on-Don. 28/02/2013. Trực thăng Ka-52 số hiệu 45 bay thử nghiệm tại Rostov-on-Don. 28/02/2013. Trực thăng Ka-52 số hiệu 45 bay thử nghiệm tại Rostov-on-Don. 28/02/2013.

6 động tác kickboxing cho bụng phẳng, chân thon

Nhóm bài kickboxing tập trung vào các nhóm cơ vòng eo, giúp bạn có vòng hai gợi cảm chỉ với 30 phút mỗi ngày. Kickboxing không chỉ là một bài tập luyện đơn thuần khiến cho bạn cảm thấy phấn khích. Bài tập này đẩy nhịp tim của bạn lên cao khi nhiều nhóm cơ bắp của bạn phải hoạt động cùng một lúc vã mồ hôi và mỡ nhanh chóng biến mất. Các động tác tập liền mạch và gần như không có thời gian nghỉ ở giữa. Hãy tập lần lượt các động tác và lặp lại 1-3 vòng, tùy vào thời gian và năng lượng bạn có. Dụng cụ hỗ trợ: băng đeo tay nếu bạn có. Ngoài ra bạn không phải sử dụng dụng cụ tập nào. Động tác 1: Đứng tư thế thủ sumo với chân rộng hơn hông, mũi chân hướng ra ngoài, hai tay thủ trước mặt. Trùng đầu gối, đẩy hông ra sau, hạ thấp trọng tâm cơ thể giống như đang ngồi xổm cao trong khi vẫn giữ chân đứng thẳng. Giữ nguyên nửa thân dưới, nghiêng người để vai trái tiến gần hông trái. Xoay tròn thân từ từ ra sau rồi sang phải. Sau đó xoay theo chiều ngược lại. Động tác
 “Trong tình yêu có hai loại hối tiếc, một là bạn đã từng yêu rất nghiêm túc, cuối cùng lại phát hiện ra người đó không đáng. Loại còn lại là lúc yêu không chân thành, sau khi mất đi mới phát hiện ra đó mới thực sự là người đáng để yêu.” ST Phim: Tiếng Yêu Không Lời (Silent Love)