- Ngắm bé gấu trúc lớn lên từng ngày
- Một vòng quanh thế giới qua ảnh (Phần 1)
- Phát hiện loài rắn lục có đôi mắt “hồng ngọc” ở Việt Nam
- Kiến bị hóa thành "zombie" do ruồi
- Ngựa vằn tung cước vào mặt sư tử đói
- Những “thiên tài hiếm có” của thế giới động vật
- Bộ sưu tập "quái vật" vùng biển băng giá
- Những loài động thực vật làm con người "đau đầu" (Phần 2)
- Những loài động thực vật làm con người "đau đầu" (Phần 1)
Chiêm ngưỡng những bức hình đẹp nhất của sát thủ không chân.
Rắn là loài bò sát và là động vật máu lạnh. Chúng là kẻ săn mồi nguy hiểm bậc nhất trong tự nhiên, ăn các động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, ăn trứng, cả sâu bọ và thậm chí là ăn thịt đồng loại. Dưới đây là những hình ảnh nổi bật nhất của loài sát thủ không chân này.
Đây là hình ảnh của rắn hổ mang chúa, một loài rắn độc cỡ lớn trên thế giới. Tuy chúng thường tránh người, nhưng nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể giết chết đến 20 người.
Loài rắn này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Rắn hổ mang chúa sống trên mặt đất, nhưng có khả năng leo cây rất giỏi. Đây là loài rắn duy nhất trên thế giới xây tổ để cất giữ trứng của mình.
Vùng đất ngập nước, đầm lầy, rừng nhiết đới Nam Mỹ là môi trường sống ưa thích của loài trăn xanh Nam Mỹ. Nó là loài rắn lớn nhất trên thế giới với cân nặng lên tới 250kg và có đường kính cơ thể là 30cm. Rắn xanh Nam Mỹ có bộ hàm linh hoạt, cơ bắp rắn chắc và nọc độc “ép” con mồi đến chết. Sau khi con mồi lịm đi, rắn xanh Nam Mỹ bắt đầu nuốt chúng, từ con chim, lợn rừng hay báo đốm đều “vừa” miệng cả.
Rắn Vipe sa mạc chết là loài có màu da gỉ vàng, giúp chúng ngụy trang giống màu của đất và cát xung quanh. Loài rắn sống tại vùng phía Tây nước Úc này thu hút con mồi bằng cách ngoe nguẩy cái đuôi đen của nó.
Khi một con mồi mon men tiến đến, con rắn Vipe sẽ ngay lập tức tấn công và nhanh như chớp phóng nọc độc cực mạnh vào nó. Nước Úc là ngôi nhà chung của 17 loài rắn độc nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, mỗi năm chỉ có một hoặc hai ca tử vong do rắn độc cắn tại quốc gia này.
Đây là hình ảnh một con trăn non đang cố thoát ra khỏi vỏ trứng. Đây là con trăn cây xanh có nguồn gốc từ các khu rừng mưa ở New Guinea và Đông Bắc nước Úc. Hầu hết các con rắn non phải tự mình sử dụng răng để chọc thủng vỏ. Quá trình diễn ra khá khó khăn với những con non. Chiếc răng non đó sẽ biến mất sau lần lột da đầu tiên của chúng. 30% các loại rắn sử dụng phương pháp đẻ trứng để .. giữ gìn tuổi thanh xuân của mình và chúng thường đẻ ở những vùng có khí hậu ấm thuận lợi cho việc ấp trứng.
Những con rắn Mamba đen nổi tiếng là loài rắn độc đáng sợ. Chúng có nguồn gốc từ vùng phía Nam, Đông Châu Phi và đi đến đâu chúng cũng sát hại người. Rắn Mamba đen cũng la một trong những loài rắn nhanh nhất trên thế giới, với vận tốc 20km/giờ.
Đây là hình ảnh của con rắn hổ mang đang "khoe" mang đốm nổi bật của mình. Rắn đẹp thật nhưng cũng rất độc! Loài này sống phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, chuyên săn chuột, gia cầm và ếch. Rắn hổ mang cũng khá bạo khi chúng sẵn sàng chui vào nhà của người khi đi săn mồi.
Đây là một trong những bức ảnh ấn tượng nhất của rắn hổ mang Mozambique khi bắt được thời điểm nó phun nọc độc. Loài rắn hổ mang Mozambique có khả năng phun nọc xa tới 2,4m. Chúng thường nhắm tới rất nhiều điểm trên cơ thể con mồi, đặc biệt là mắt. Khi bị trúng độc nếu không được điều trị kịp thời, nạn nhân sẽ bị mù. Các nhà nghiên cứu cho rằng loài này chỉ đứng sau rắn Mamba về độc.
http://kenh14.vn/c126/20110325031155921/ran-sat-thu-mau-lanh-cuc-nguy-hiem.chn
Nhận xét
Đăng nhận xét