Dạo qua những con phố lớn của Hà Nội trong kì nghỉ lễ, nếu bước chậm lại sẽ bắt gặp được nhiều khoảnh khắc lao động đáng quý khiến ngày 1/5 trở nên ý nghĩa hơn.
Dịp lễ, không phải ai cũng sống đúng nghĩa "ngày nghỉ", vẫn nhiều người miệt mài lao động. Nhiều người trong số họ không phải không được nghỉ mà vì "làm việc quen rồi, nghỉ lại muốn làm". Dạo qua những con phố dịp lễ lớn Quốc tế lao động, nếu bước chậm lại sẽ bắt gặp được nhiều khoảnh khắc lao động đáng quý khiến ngày 1/5 trở nên ý nghĩa hơn.
Thợ rèn tại con phố Lò Rèn sầm uất một thời đều đã lần lượt bỏ nghề rèn truyền thống chuyển sang hướng thị trường làm khung hoa, cửa sắt... thu nhập cao hoặc nghỉ ngơi. Cả con phố giờ chỉ còn duy nhất một bễ lò hàng ngày vẫn rực lửa, hừng hực than hồng, đó là tiệm rèn của bác Hùng Phương, ngày ngày vẫn miệt mài giáng từng nhát búa chắc nịch xuống thanh sắt đỏ. Công nghệ rèn ngày càng hiện đại hơn, những người thợ năm xưa vẫn dùng cách rèn cũ, nhưng sản phẩm rèn thủ công của họ luôn chất lượng hơn hàng đại trà công nghiệp. Nụ cười của người "giữ lửa" cho phố Lò Rèn bên bễ lò vì thế thêm ý nghĩa trong những ngày này.
Chủ hàng cá nhỏ trong chợ Mỹ Đình vui tươi chào hàng khi có khách ghé mua làm cả góc chợ trở nên sôi động
Ở mỗi bến xe, dễ dàng bắt gặp đông đảo một lượng lớn xe ôm. Mỗi ngày, mỗi người lái xe ôm sẽ chở được bao nhiêu khách? Trung bình, mỗi người chỉ bắt được 2-3 khách ở bến xe mỗi ngày, vì vậy niềm vui từ nụ cười của người lái xe ôm này tưởng là xã giao nhưng không phải dễ dàng có được...
Nếu bạn đã từng khó chịu khi những người lái xe ôm kì kèo bắt khách, đứng chắn trước cửa xe mỗi khi xe đỗ bến thì hãy thông cảm cho họ. Một nghề tự phát bình dân ở Việt Nam cũng là kế sinh nhai của rất nhiều người.
Nụ cười vui mừng của hai người đàn ông lần đầu tháo được nhiều phụ tùng từ chiếc máy in hỏng ở tiệm ve chai nhỏ trên đường Láng
Nụ cười của 2 người phụ nữ lượm ve chai khi mua được giá sắt vụn rẻ
Người bán tào phớ dạo vui vẻ chào mời khi nghe khách gọi mua
Dù giao hàng, thu mua vỏ chai nhưng người đàn ông này đi làm ăn mặc rất chỉn chu. Đối với họ đó là cách tạo niềm tin với khách hàng, dù chỉ là một nghề bình dân
Người thợ sửa giày đã luống tuổi ở chợ Nghĩa Tân, nụ cười hài lòng của một người đã về hưu nhưng vẫn kiếm được thêm tiền bằng nghề tay trái
Tuy nhiên, lao động không phải dễ dàng, đâu đó trên phố phường, vẫn bắt gặp những hình ảnh nhọc nhằn mưu sinh.
Người bán kem dạo trước một công trình, chờ công nhân hết ca làm có thể mua kem
Mài dao, kéo dạo với thu thập ít ỏi
Giao hàng trong đường phố được đánh số" ma trận" như ở Hà Nội không phải dễ dàng
Hàng hoa quả dạo không phải lúc nào cũng đắt khách
Những xe bán ổi này cũng vậy
Gồng mình kéo gỗ thừa lượm được từ một công trình trên phố Hoàng Cầu
Lao động bên bờ sông Tô Lịch đầy ô nhiễm trong con ngõ đầu đường Nguyễn Trãi
Nhận xét
Đăng nhận xét