Dưới đây là những hàng không mẫu hạm lớn nhất và mạnh nhất trên hành tinh với khả năng nâng hơn 110.000 tấn. Diện tích của các tàu sân bay này gấp vài lần so với sân bóng đá và có chiều cao tương đương với tòa nhà 80 tầng.
Số 10. Tàu USS Nimitz
Tàu sân bay lớp Nimitz là lớp tàu có trang bị hạt nhân, với chiều dài 332,85m và được xếp vào một trong những tàu lớn nhất thế giới. Trên tàu được trang bị đồ ăn cho 90 ngày và thậm chí có cả trung tâm y tế, phòng nha khoa với các nha sĩ.
Số 9. USS Abraham Lincoln
Tàu USS Abraham Lincoln cũng là tàu có năng lượng hạt nhân và có đủ khả năng chứa tới 90 máy bay chiến đấu. USS Abraham Lincoln được đưa vào hoạt động năm 1989.
Số 8. USS Carl Vinson
USS Carl Vinson (CVN-70) là loại siêu hàng không mẫu hạm dòng Nimitz của Hải quân Mỹ.
Số 7. USS Ronald Reagan
USS Ronald Reagan là hàng không mẫu hạm có động cơ hạt nhân cũng thuộc lớp thứ 9 của Nimitz và là tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ chấp nhận tên gọi.
Số 6. USS Dwight D. Eisenhower
USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) được đưa vào hoạt động năm 1977. Đây là tàu đầu tiên mang tên của vị Tổng thống thứ 34 của nước Mỹ là Dwight D. Eisenhower.
Số 5. USS George H.W. Bush
USS George H.W. Bush (CVN-77) là tàu thứ 10 và cũng là tàu cuối cùng thuộc lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Con tàu mang tên vị Tổng thống thứ 41 của nước Mỹ. Tàu bắt đầu được xây dựng năm 2001 và hoàn tất vào năm 2009 với tổng chi phí là 6,2 tỉ USD.
Số 4. USS John C. Stennis
Tàu USS John C. Stennis (CVN 74) có động cơ hạt nhân được đặt tên vào ngày 11/11/1993 để vinh danh Thượng Nghị sĩ John Cornelius Stennis.
Số 3. USS Harry S. Truman
Tàu USS Harry S. Truman được đưa vào sử dụng ngày 25/7/1998. Tàu có hai lò phản ứng hạt nhân với bốn động cơ. Tàu có bốn máy nâng máy bay. Tàu dài khoảng 332,85m, rộng 78,37m.
Số 2. USS George Washington
Tàu USS George Washington đi vào hoạt động năm 1986. Tàu dài khoảng 332,85m, rộng 78,34m và có sức chứa 85 máy bay.
Số 1. USS Theodore Roosevelt
Tàu USS Theodore Roosevelt (CVN 71) là tàu sân bay lớp Nimitz thứ tư. Tàu bắt đầu được xây dựng từ ngày 31/1/1981.
Nhận xét
Đăng nhận xét