Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2015

Những bức ảnh nguy hiểm dùng để "hành hạ" người bạn ghét trong ngày nóng nự

Và nếu mà bạn đang ghét hay khó chịu với ai thì nhớ gửi cho họ đường link này nhé. Nhưng nhớ là nó chỉ có công hiệu trong những ngày 42 độ C như thế này thôi. Vậy là bạn đang ghét một đứa? Chà cứ nghĩ đến cái bản mặt của nó là đã thấy khó chịu rồi. Nhất là khi mà ngoài trời đang 43 độ C thì lại càng muốn... "bùng cháy" Thôi được, đừng mất công nghĩ làm thế nào để nói xấu nó nữa. Mời nó nhìn bức ảnh trứng rán ì xèo này nào. Bởi nhìn trứng rán và thịt bacon rán sủi tăm mang đến cảm giác như ngồi lên yên xe 80 độ vậy. Mì nấu nóng hổi thì sao nhỉ? Ước mơ đêm đông của bao người còn gì? Trời thế này ăn bò nướng tuyệt phải biết. Hay mời đứa bạn ghét đi ăn? Ngồi lẩn mình trong làn khói thơm phức của đồ nướng cũng tuyệt. Nhất là xung quanh có thêm chục cái bếp than đang đỏ lửa như vậy nữa. Lò sưởi tí tách ấm áp, ngồi sát sát vào để cảm nhận hơi nóng phả ra nào. Cảm giác khi đang đứng giữa ngã tư chờ đèn đỏ thì đứa đằng sau ôm chầm lấy. Cứ thử t

Vùng cao Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp

Réhahn Croquevielle, nhiếp ảnh gia người Pháp thực hiện hành trình 12 ngày tới mảnh đất vùng cao phía bắc Việt Nam nhằm tìm ra vẻ đẹp ẩn giấu sau cuộc sống hoang sơ. Bộ ảnh tuyệt đẹp về bình minh trên khắp Việt Nam Bộ ảnh đầy cảm xúc về hai bé gái song sinh dính liền người Brazil Đẹp thoát tục bộ ảnh cô bé Phật tử 7 tuổi trong mùa Vu Lan Cảnh bình dị trong con hẻm nằm cạnh phố đi bộ náo nhiệt của Sài Gòn Đèo Mã Pí Lèng thuộc tỉnh  Hà Giang , Việt Nam. Qua nhiều thập kỷ, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt người nước ngoài bởi sự thân thiện của người dân và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ ẩn chứa nhiều nét đẹp.  Từ nguồn cảm hứng đó, Réhahn Croquevielle, nhiếp ảnh gia người Pháp, thực hiện chuyến hành trình dài 12 ngày tới mảnh đất vùng cao phía bắc, đến với những người dân sống tại  Sapa , Hà Giang, Đồng Văn, Cao Bằng,... để khám phá vẻ đẹp của vùng đất và con người nơi đây. Một phụ nữ người Dao Đỏ vừa địu con, vừa làm việc nhà. Từ núi cao cho đ

Trẻ em mưu sinh bằng nghề bới rác ở Campuchia

Lia Neang Syer, 14 tuổi, đã làm việc tại bãi rác được 4 năm. Cô bé đã phải nghỉ học vì không có tiền mua sách và trả phí học thêm. Lia có 2 chị em gái và 1 em trai. Cô bé không thích công việc bới rác nhưng buộc phải làm vì gia đình cô cần tiền để trang trải cuộc sống. Khoảng 200 người, bao gồm 50 trẻ em đang kiếm sống bằng nghề bới rác tại bãi rác Anlong Pi, nằm ở ngoại ô thành phố Siem Reap, Campuchia. Đây cũng là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách nhất khi tới Campuchia. Sigen Rathy, 12 tuổi, đã làm việc tại bãi rác này được 1 năm. Cô bé thấy rất nhiều khách du lịch đến đây để xem cũng như chụp hình trẻ em đang bới rác. Một du khách đến từ Nhật Bản dùng tay che miệng do mùi hôi thối bốc ra từ núi rác đang phân hủy. Lia Neang Syer, 14 tuổi, đã làm việc tại bãi rác được 4 năm. Cô bé đã phải nghỉ học vì không có tiền mua sách và trả phí học thêm. Lia có 2 chị em gái và 1 em trai. Cô bé không thích công việc bới rác nhưng buộc phải làm vì gia đình cô cần tiền để

Một ngày theo chân người đàn ông mưu sinh bằng nghề bẫy chim sẻ

Mấy ngày gần đây, những người dân quanh ngoại ô Hà Nội thỉnh thoảng bắt gặp hình ảnh một người đàn ông  khoảng ngoài 40 tuổi, trên chiếc xe máy cũ, vác theo một cây sắt dài trên đường. Nhiều người tò mò không hiểu người đàn ông này đang làm gì? Người đàn ông vác cây sắt đi khắp các đường quê ngoại ô Hà Nội khiến nhiều người tò mò. Được biết, anh tên là Nguyễn Văn Vinh, 46 tuổi, quê ở Phúc Thọ, Hà Nội. Gia đình anh làm nông, cuối vụ rảnh rỗi, anh lại vác theo cây sắt đi  bẫy chim  kiếm thêm thu nhập.  Anh Vinh đang quan sát người qua đường để chuẩn bị đặt bẫy. Dụng cụ của anh rất đơn giản, chỉ là một cây sắt dài chừng hơn 2 mét, một đoạn thép uốn cong dùng để bôi keo dính vào.  Và một chiếc đài mini thu âm tiếng chim mái kêu. Đằng sau xe là một chiếc lồng chim tự chế bằng lồng nhựa bên trên gắn một túi vải dài được cắt từ ống tay áo, dùng để bắt chim. Anh Vinh thường tới những con ngõ nhỏ, những nơi nhiều cây cối để  bẫy chim .  Chỉnh trang lại dụng cụ,