Bạn cho rằng nhận được lời đề nghị công việc của nhà tuyển dụng là bước cuối cùng trong quá trình tìm việc đầy căng thẳng, và bạn có thể thở phào nhẹ nhõm.
Tuy nhiên, nếu không biết kiểm soát bước cuối này, bạn vẫn có thể đánh mất cơ hội được nhận công việc chính thức.
Dưới đây là những sai lầm bạn cần tránh:
Không liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi nhận được lời đề nghị
Nếu nhà tuyển dụng thông báo qua email về lời đề nghị dành cho bạn và vài ngày sau bạn mới hồi âm, khả năng họ rút lại lời đề nghị đó rất lớn. Họ sẽ cho rằng bạn không thật sự hứng thú với lời đề nghị cũng như công việc nên đã không phúc đáp lại.
Vì vậy, cho dù bạn không có ý định chấp nhận lời đề nghị ngay lập tức, nhưng ít nhất hãy liên lạc lại để nhà tuyển dụng biết bạn đã nhận được thông tin. Hãy thể hiện sự hứng thú khi nhận được lời đề nghị công việc (kể cả khi cuối cùng bạn không chấp nhận nó) bởi đó là hành động của sự chuyên nghiệp.
Yêu cầu nhiều thời gian để cân nhắc lời đề nghị
Bạn có thể đề nghị 1, 2 ngày để cân nhắc về lời đề nghị công việc, nhưng nếu yêu cầu quá nhiều thời gian, bạn có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không quan tâm tới công việc này, và bạn đang chờ xem lời đề nghị của những công ty khác ra sao. Dĩ nhiên khi đó họ sẽ không còn mặn mà với bạn nữa.
Từ chối trả lời cho tới khi nhận được thông tin từ nhà tuyển dụng khác
Nếu bạn muốn có thêm thời gian để suy nghĩ về lời đề nghị công việc, hãy giải thích rằng đó là do bạn muốn chắc chắn đây là công việc phù hợp với bạn, với tình hình tài chính, cuộc sống của bạn... Đừng nói rằng bạn đang chờ đợi những nhà tuyển dụng khác, bởi cũng giống như điều ở trên, bạn thể hiện rằng bạn ứng tuyển công việc này chỉ là để "dạo chơi”.
Đề nghị mức lương cao một cách phi lý
Thương lượng lương là một phần quan trọng trước khi bạn quyết định chấp nhận hay từ chối lời đề nghị công vệc. Nhưng nếu bạn yêu cầu mức lương cao một cách vô lý so với chuẩn của loại hình công việc, bạn sẽ bị đánh giá là phi thực tế và không nhận được sự đồng tình của nhà tuyển dụng.
Thay vào đó, trước khi bắt đầu thương lượng lương, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu mức lương sàn của công việc này trong lĩnh vực, ở các quy mô công ty và vùng miền khác nhau. Từ đó đưa ra một con số hợp lý nhất.
Yêu cầu thay đổi vào phút cuối
Nếu bạn chờ tới khi nhận được lời đề nghị công việc mới nói rằng mình sắp chuyển ra ngoại thành (dù biết từ đầu rằng địa điểm làm việc ở trong thành phố) và muốn làm việc tại nhà, nhà tuyển dụng có thể nghĩ bạn là người thiếu trung thực và nhanh chóng rút lại lời đề nghị công việc.
Do đó, nếu có những yêu cầu đặc biệt như muốn làm việc bán thời gian hay làm việc tại nhà, hãy thông báo sớm cho nhà tuyển dụng để họ có sự sắp xếp phù hợp.
Tuy nhiên, nếu không biết kiểm soát bước cuối này, bạn vẫn có thể đánh mất cơ hội được nhận công việc chính thức.
Dưới đây là những sai lầm bạn cần tránh:
Không liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi nhận được lời đề nghị
Nếu nhà tuyển dụng thông báo qua email về lời đề nghị dành cho bạn và vài ngày sau bạn mới hồi âm, khả năng họ rút lại lời đề nghị đó rất lớn. Họ sẽ cho rằng bạn không thật sự hứng thú với lời đề nghị cũng như công việc nên đã không phúc đáp lại.
Vì vậy, cho dù bạn không có ý định chấp nhận lời đề nghị ngay lập tức, nhưng ít nhất hãy liên lạc lại để nhà tuyển dụng biết bạn đã nhận được thông tin. Hãy thể hiện sự hứng thú khi nhận được lời đề nghị công việc (kể cả khi cuối cùng bạn không chấp nhận nó) bởi đó là hành động của sự chuyên nghiệp.
Yêu cầu nhiều thời gian để cân nhắc lời đề nghị
Bạn có thể đề nghị 1, 2 ngày để cân nhắc về lời đề nghị công việc, nhưng nếu yêu cầu quá nhiều thời gian, bạn có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không quan tâm tới công việc này, và bạn đang chờ xem lời đề nghị của những công ty khác ra sao. Dĩ nhiên khi đó họ sẽ không còn mặn mà với bạn nữa.
Từ chối trả lời cho tới khi nhận được thông tin từ nhà tuyển dụng khác
Nếu bạn muốn có thêm thời gian để suy nghĩ về lời đề nghị công việc, hãy giải thích rằng đó là do bạn muốn chắc chắn đây là công việc phù hợp với bạn, với tình hình tài chính, cuộc sống của bạn... Đừng nói rằng bạn đang chờ đợi những nhà tuyển dụng khác, bởi cũng giống như điều ở trên, bạn thể hiện rằng bạn ứng tuyển công việc này chỉ là để "dạo chơi”.
Đề nghị mức lương cao một cách phi lý
Thương lượng lương là một phần quan trọng trước khi bạn quyết định chấp nhận hay từ chối lời đề nghị công vệc. Nhưng nếu bạn yêu cầu mức lương cao một cách vô lý so với chuẩn của loại hình công việc, bạn sẽ bị đánh giá là phi thực tế và không nhận được sự đồng tình của nhà tuyển dụng.
Thay vào đó, trước khi bắt đầu thương lượng lương, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu mức lương sàn của công việc này trong lĩnh vực, ở các quy mô công ty và vùng miền khác nhau. Từ đó đưa ra một con số hợp lý nhất.
Yêu cầu thay đổi vào phút cuối
Nếu bạn chờ tới khi nhận được lời đề nghị công việc mới nói rằng mình sắp chuyển ra ngoại thành (dù biết từ đầu rằng địa điểm làm việc ở trong thành phố) và muốn làm việc tại nhà, nhà tuyển dụng có thể nghĩ bạn là người thiếu trung thực và nhanh chóng rút lại lời đề nghị công việc.
Do đó, nếu có những yêu cầu đặc biệt như muốn làm việc bán thời gian hay làm việc tại nhà, hãy thông báo sớm cho nhà tuyển dụng để họ có sự sắp xếp phù hợp.
Theo Tuổi Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét