Chuyển đến nội dung chính

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học

Vượt chặng đường hơn 50 km bằng xe máy, cụ ông đưa đứa cháu gái không cha, không mẹ đi thi đại học, khiến ai cũng cảm động.

Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, cụ già đã ngoài 70 tuổi cố tìm cho mình một bóng râm khi đứng trước địa điểm thi Đại học sư phạm Hà Nội. Hỏi chuyện, chúng tôi được biết ông là Phạm Ngọc Chỉnh (73 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội) đưa cháu gái không có cả cha lẫn mẹ lên thi dự thi đại học.

Cái tên đặc biệt

Không như nhiều sĩ tử khác, nữ sinh Lưu Huệ Thương không có bố, mẹ thì lưu lạc không rõ tung tích, sống với ông bà từ khi 6 tháng tuổi. Đến nay, bước vào kì thi đại học, đã 73 tuổi nhưng ông Chỉnh vẫn phải đưa cháu “lai kinh ứng thí”, vượt chặng đường hơn 50 km với chiếc xe máy cũ kĩ.

Nói về đứa cháu gái của mình, ông Chỉnh kể: “Gặp mối tình trắc trở nên con gái tôi sinh cháu Thương và nuôi con một mình. Nhưng khi cháu Thương được 6 tháng thì mẹ cháu lưu lạc và từ đó không về. Hai ông bà già phải chăm sóc, nuôi nấng cho đến tận bây giờ”.

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 1
Ông Chỉnh rất buồn mỗi khi nhắc về con gái và cháu

Ông Chỉnh chia sẻ với chúng tôi về nguồn gốc cái tên Lưu Huệ Thương của cháu gái mình. Chữ “Lưu” có nghĩa là mẹ Thương đi lưu lạc và mất tích không về, chữ “Thương” là ông mong muốn mọi người yêu thương, quý mến cháu gái của mình. Nói đến đây, ông Chỉnh ngồi lặng lẽ, nhìn về phía dòng xe cộ đông đúc, như nhớ về người con gái lưu lạc của ông, cũng như thương biết bao đứa cháu gái từ nhỏ đã chịu cảnh không cha, không mẹ. 

Ông Chỉnh cho biết, Thương học rất tốt, 12 năm liền đều đạt học sinh giỏi của trường THPT Phú Xuyên B. Năm ngoái, Thương nhận được học bổng chương trình "Chung một ước mơ" ở TP Hồ Chí Minh.

“Mồ côi từ nhỏ, Thương rất chăm chỉ và hiền lành, lúc nào cũng có ý thức học tập. Cháu thường nói với tôi, cháu phải học giỏi để mai sau kiếm tiền phụng dưỡng ông bà” ông Chỉnh tâm sự.

73 tuổi đưa cháu đi thi Đại học

Vượt qua chặng đường hơn 50km trên chiếc xe máy cũ kĩ, tay lái không còn vững nhưng ông Chỉnh vẫn cố gắng đưa cháu lên trung tâm TP Hà Nội, thuê một phòng trọ ở khu vực đường Nguyễn Khang để hai ông cháu ở trong đợt thi.

“Năm nay đã 73 tuổi, nhiều người khen tôi đi xe máy giỏi, nhưng thực chất thì chân tay cũng run rẩy lắm rồi. Đi vào đường nội thành là hoa cả mắt, hai ông cháu đi từ nhà lên đến chỗ thuê trọ mất gần 3 tiếng đồng hồ” ông Chỉnh nói.

Lên đến trung tâm thành phố, hai ông cháu vào tìm thuê căn phòng trọ với giá 500 nghìn cho 3 ngày. 

Năm nay, Lưu Huệ Thương đăng ký dự thi vào trường Đại học sư phạm Hà Nội khối A và trường Đại học Y Hà Nội khối B. Nhiều lần ông bà đau ốm nằm liệt giường, Thương nói sẽ cố học để làm bác sĩ, chữa bệnh cho ông bà.

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 2
Ngày 8/7 tới, ông lại đưa cháu đi dự thi tại trường Đại học Y Hà Nội

Vừa rồi, ông Chỉnh cũng đã chở Thương lên trường Đại học sư phạm Hà Nội thi thử đại học. Lần thi thử đó, Thương đạt 25 điểm khối A khiến ông bà rất mừng. 

“Hôm hai ông cháu lên trường dự thi, bà ở quê gọi điện lên bảo không ngủ được vì lo cho hai ông cháu, không biết trên đó hai ông cháu ăn ngủ thế nào, có đảm bảo không” ông Chỉnh chia sẻ.

Kết thúc đợt thi khối A, ông Chỉnh và cháu về quê nghỉ mấy ngày, rồi lại tiếp tục lên dự thi tại trường Đại học Y Hà Nội. Vất vả, tốn kém, nhưng cụ ông 73 tuổi vẫn gắng gượng hết sức vì con đường học hành của cháu gái mình. 

“Cháu đỗ đại học thì vừa mừng, vừa lo. Bởi đi học xa nhà tốn kém lắm, không biết thân già này còn gắng gượng được bao lâu để nuôi cháu nữa” ông Chỉnh lo lắng. Ngoài khoản tiền lương của ông Chỉnh, hai ông bà làm thêm mấy sào ruộng để có thêm thu nhập, kiếm đồng ra đồng vào từ luống rau, luống cà.

Nỗi khổ của phụ huynh

Nhiều tỉnh thành xa Hà Nội đưa con đến dự thi, với nhiều gia đình là cả một sự khó khăn rất lớn. Con thi, bố mẹ sốt ruột. Trong buổi thi đầu tiên, Hà Nội nắng gay gắt, lo cho con, nhiều bậc phụ huynh đội nắng chờ con làm xong bài thi rồi mới về cùng. 

Anh Nguyễn Huy Tuyến (Thanh Hóa) chia sẻ: "Con làm bài thi nhưng bố mẹ ngồi ngoài này cũng sốt ruột lắm, không yên tâm đi về phòng trọ được. Trời nắng nóng, cố kiếm cái bóng râm để đứng đợi con".

Vượt hàng trăm cây số đưa con đi thi, anh Hùng (ở Tuyên Quang) không giấu nổi sự lo lắng khi cậu con trai đang làm bài thi tại điểm thi Đại học Thương Mại. "Vượt nghèo, vượt khó, gia đình cố gắng tích góp cho cháu xuống Hà Nội thi đại học. Xuống đây cái gì cũng đắt đỏ từ chỗ trọ cho đến ăn uống. Biết là tốn kém những mong sao cho cháu thi đỗ, để đỡ phụ lòng bố mẹ".

Một số hình ảnh vất vả đợi con của phụ huynh sáng nay (4/7):


Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 3
Lo lắng ngồi đợi con

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 4
Ngồi giữa nắng, sốt suột khi con đang làm bài thi

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 5
Rất đông phụ huynh trước trường Đại học sư phạm Hà Nội

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 6

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 7

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 8
Không giấu nổi sự lo lắng

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 9
Chọn cách đọc báo để giết thời gian

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 10
Phụ huynh ngồi đợi con tại cầu bộ hành

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 11
Đội nắng chờ con thi

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 12
Ngồi thẫn thờ bên vỉa hè

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 13
Phụ huynh ngồi la liệt bên vỉa hè đường Xuân Thủy

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 14

Cụ ông 73 tuổi đưa cháu gái "không cha, không mẹ" đi thi Đại học 15
Mệt mỏi, nhiều phụ huynh cố gắng ngủ trong lúc đợi con

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xem trực thăng “Cá sấu” mới nhất của Nga phô diễn tại Rostov-on-Don

(Soha.vn) - Hai chiếc trực thăng tấn công Ka-52 mới nhất của Không quân Nga đã có dịp được “phô diễn” trong quá trình thử nghiệm tại Rostov-on-Don. Ngày 28/02/2013, hai trực thăng tấn công “Cá sấu Ka-52” số hiệu 45 đỏ và 55 đỏ đã được đưa tới thành phố Rostov-on-Don (Nga) bằng vận tải cơ An-22. Sau khi được lắp ráp bởi Công ty Rostvertol, cả hai trực thăng đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm để kiểm tra khả năng vận hành. Hai trực thăng tấn công Ka-52 nói trên nằm trong lô 16 chiếc mà Không quân Nga nhận được từ Công ty hàng không Progress mang tên Sazykin ở thành phố Arsenev, vùng Primorie. 16 chiếc trực thăng này (mang số hiệu từ 41 đến 56 đỏ) sẽ được chuyển giao cho Căn cứ không quân số 393 Sevastopol, ở Krasnodar. Trực thăng Ka-52 số hiệu 45 bay thử nghiệm tại Rostov-on-Don. 28/02/2013. Trực thăng Ka-52 số hiệu 45 bay thử nghiệm tại Rostov-on-Don. 28/02/2013. Trực thăng Ka-52 số hiệu 45 bay thử nghiệm tại Rostov-on-Don. 28/02/2013.

6 động tác kickboxing cho bụng phẳng, chân thon

Nhóm bài kickboxing tập trung vào các nhóm cơ vòng eo, giúp bạn có vòng hai gợi cảm chỉ với 30 phút mỗi ngày. Kickboxing không chỉ là một bài tập luyện đơn thuần khiến cho bạn cảm thấy phấn khích. Bài tập này đẩy nhịp tim của bạn lên cao khi nhiều nhóm cơ bắp của bạn phải hoạt động cùng một lúc vã mồ hôi và mỡ nhanh chóng biến mất. Các động tác tập liền mạch và gần như không có thời gian nghỉ ở giữa. Hãy tập lần lượt các động tác và lặp lại 1-3 vòng, tùy vào thời gian và năng lượng bạn có. Dụng cụ hỗ trợ: băng đeo tay nếu bạn có. Ngoài ra bạn không phải sử dụng dụng cụ tập nào. Động tác 1: Đứng tư thế thủ sumo với chân rộng hơn hông, mũi chân hướng ra ngoài, hai tay thủ trước mặt. Trùng đầu gối, đẩy hông ra sau, hạ thấp trọng tâm cơ thể giống như đang ngồi xổm cao trong khi vẫn giữ chân đứng thẳng. Giữ nguyên nửa thân dưới, nghiêng người để vai trái tiến gần hông trái. Xoay tròn thân từ từ ra sau rồi sang phải. Sau đó xoay theo chiều ngược lại. Động tác
 “Trong tình yêu có hai loại hối tiếc, một là bạn đã từng yêu rất nghiêm túc, cuối cùng lại phát hiện ra người đó không đáng. Loại còn lại là lúc yêu không chân thành, sau khi mất đi mới phát hiện ra đó mới thực sự là người đáng để yêu.” ST Phim: Tiếng Yêu Không Lời (Silent Love)