Lướt qua bất kỳ một tạp chí nào về cuộc sống – sự nghiệp bạn có thể dễ dàng thấy những người, những gương thành công sau khi nhảy việc, tức tìm được một công việc thích hợp cho mình sau một thời gian khá dài lay hoay với nhiều công việc khác nhau. Có thể nói, nhảy việc là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể nhảy việc thành công như những người mà các tạp chí ấy vừa giới thiệu? Trừ phi bạn là một “chuyên gia”, còn không bạn cần phải xem xét, tham khảo rất nhiều yếu tố trước khi quyết định. Annabel Rees, giám đốc nhân sự của công ty “Giáp pháp nhân lực” đã có những lời khuyên cho bạn như sau:
1. Kiểm tra lại những động lực của mình.
Trước khi lập kế hoạch nhảy việc cho mình, hãy xem xét lại một lần nữa lý do nào khiến bạn muốn nhảy việc, để chắc chắn rằng đây là quyết định đúng và bạn sẽ không hối hận với nó. Bạn muốn cải thiện mức lương, muốn có những thách thức mới, hay đơn giản là tìm cho mình một sự thay đổi trong cuộc sống? Dù với bất cứ lý do nào, việc suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động đều hết sức cần thiết.
2. Cần phải động não.
Nếu bạn đang còn phân vân trong việc chọn lựa những giải pháp phù hợp cho nghề nghiệp của mình, chắc chắn lúc này bạn phải sẽ phải hoạt động hết công suất não bộ của mình, cũng như những tâm lý phát sinh trong từng trường hợp. Điều quan trọng nhất đối với việc nhảy việc là những kỹ năng mà bạn đang có, mức độ quan tâm tới đâu cũng như trình độ của bạn.
3. Nghiên cứu.
Nghiên cứu thông tin qua Internet và nói chuyện với các chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ cho bạn những nguồn tin không lồ vô cùng hữu ích ở bất kỳ nghành nghề nào, những gì cần tham khảo cũng như những yêu cầu của mỗi công việc. Và nếu bạn muốn đạt được những thành công rực rỡ trong sự nghiệp mới của mình, hãy tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin thật kỹ, và nếu được hãy làm quen với các chuyên gia họ sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hữu ích trong lĩnh vực của họ.
4. Bắt đầu chẩn bị.
Một sự chuẩn bị hoàn hảo luôn có ích cho bất kỳ một kế hoạch nào, nhất là khi bạn đang có ý định nhảy việc. Để có một kết quả như mong muốn, bạn cần phải “sửa soạn” lại hồ sơ (xin việc) của mình, kỹ năng phỏng vấn, nếu có thể nên tham gia các khóa học, huấn luyện để trau đồi cho mình nhiều “kỹ năng mềm” khác … Điều này sẽ có ích rất nhiều khi bạn đối mặt với các nhà tuyển dụng, những tình huống xảy ra phỏng vấn, … nói chung là là những bước chuyển tiếp cho bạn nhảy việc thành công. Hoặc, nếu bạn không có thời gian để tham gia các lớp học, huấn luyện này thì có thể tham khảo qua sách, báo – nhất là bài báo về các gương thành công, xem họ đã làm gì để có được kết quả tốt đẹp như thế.
5. Lập kế hoạch cụ thể.
Nên làm việc này một cách bí mật, nhất là khi bạn đang có ý định nhảy việc sang một công ty đối thủ với công ty hiện tại của bạn (thông thường, bạn sẽ an toàn hơn khi nhảy việc trong lĩnh vực mà mình có kinh nghiệm). Lên một danh sách những công việc, những nơi (công ty) mà bạn muốn đến; xác định mục tiêu của mình thật rõ ràng, kể cả mức lương mà bạn muốn hướng tới. Khi đã có một kế hoạch cụ thể, bạn cứ từng bước mà làm theo.
6. Tiến hành từng bước.
Nên nhớ rằng, bạn sẽ không thể “nhảy việc” thành công nếu bạn chưa thật sự muốn, và đây cũng không phải là việc mà ngay lập tức bạn có được kết quả như mình mong muốn. Bạn phải biết kiên nhẫn, nhưng cũng phải có những hoạt động tích cực và cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần có sự chọn lọc khi quyết định “nhảy”: phải phù hợp với khả năng, trình độ của mình.
Theo HRVietNam
Nhận xét
Đăng nhận xét